Đời sống

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số token

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh thì pháp luật đã có những quy định mở nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp. Do đó việc doanh nghiệp có thể làm thủ tục đăng ký qua mạng đã được pháp luật cho phép. Ngoài những quy định về mẫu hóa đơn điện tử, về các hồ sơ cần thiết để làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế, kế toán cũng cần lưu ý về thủ tục đăng ký doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số token. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số công cộng sẽ được hướng dẫn qua bài viết sau đây.

Các bước đăng ký doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số công cộng được tiến hành như sau:
1. Người thành lập doanh nghiệp kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

2. Người thành lập doanh nghiệp sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, xác thực hồ sơ và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

đăng ký doanh nghiệp

3. Sau khi hoàn thành quy trình gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

4. Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5. Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

6. Khi đã nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Doanh nghiệp cần làm gì để có thể sử dụng hóa đơn điện tử?

Nộp thuế điện tử – Giải pháp hiện đại hóa công tác quản lý, thu thuế

7. Doanh nghiệp có thể nhận trực tiếp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.

8. Người nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Nếu bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định được căn cứ tại Điều 60 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

Quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử quy định tại Điều 31 Thông tư 01/2013/TT – BKHĐT cũng áp dụng đối với việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

admin

Sàn gỗ ngoài trời là vật liệu lát sàn ngoại thất có độ bền lên tới 25 năm

Previous article

Lựa chọn đèn thả trang trí cho phòng ăn

Next article

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *