Blog

Đàn tam thập lục – Nhạc cụ dân tộc đặc sắc

Tam thập lục là nhạc khí dây, chi gõ của nhạc cụ dân gian Việt Nam. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Đàn Tam Thập Lục của Việt Nam có lịch sử bắt nguồn từ quốc gia Ba Tư có tên là Santur Đàn , du nhập vào Việt Nam khoảng thập niên 60 qua người Trung Hoa ở Chợ Lớn, Sài Gòn.
Đàn tam thập lục – Nhạc cụ dân tộc đặc sắc

1. Sơ lược về đàn thập tam lục

Đàn tam thập lục hiện nay không phải có 36 dây mà một số nghệ nhân đã cải tiến đàn này bằng cách mắc thêm nhiều dây nữa để đánh được nhiều âm hơn, kể cả những âm nửa cung nhằm mục đích  đánh những bài nhạc có nhiều chuyển điệu cho dễ dàng hơn. Nhưng người ta vẫn quen gọi là đàn tam thập lục. Một số người khác lại gọi nhạc cụ này đàn bướm vì nó có hình dáng giống hình con bướm, có người còn gọi là dương cầm như cách ta thường gọi đàn piano phương Tây.
Loại nhạc cụ này khá phổ biến ở các quốc gia trong khu vực Trung Á và phổ biến các quốc gia phương Tây thời Trung cổ cho đến ngày nay. Trong mỗi quốc gia nó có tên gọi khác nhau:

  • Trung Hoa: Yangqin
  • Ba Tư: Santũr, Santari, Santuri, Santir, Suntur, Santouri, Sandouri, Santoor
  • Thái Lan: Khim
  • Syrie & Arab: Qanun
  • Mông Cổ: Yoo chir
  • Nhật: Yan kin
  • Triều Tiên: Yanggum
  • Các quốc gia Trung Á: Yen jing
  • Anh, Mỹ: Hammered Dulcimer
  • Các quốc gia phương Tây: Cimbalom, Cimbál, Cymbalom, Cymbalum, Tambal, Tsymbaly v.v…

Sau khi du nhập vào Việt Nam thì đàn Tam Thập Lục trở thành nhạc khí dây, chi gõ của nhạc cụ dân gian Việt Nam.

2. Đặc điểm đàn tam thập lục

Thiết kế của một cây đàn tam thập lục
Tuy có khả năng độc tấu, hòa tấu và đệm nhưng đàn tam thập lục ít phổ biến trong cộng đồng Việt Nam vì khả năng sử dụng của nó không dễ như các loại nhạc cụ khác , ngoại trừ một số dàn nhạc chuyên nghiệp và chỉ phù hợp với các bản nhạc dân ca ,nhất là với dân ca nam bộ. Đàn tam thập lục có hình thang cân, mặt đàn làm bằng gỗ mềm, hơi vồng lên ở giữa, mặt dưới phẳng. Trên mặt đàn có đặt 2 hàng cầu dây (ngựa đàn). Mỗi hàng cầu dây có từ 16 đến 18 ngựa đàn. Thành đàn làm bằng gỗ cứng. Bên phải là hàng trục dây, bên trái là hàng móc gốc dây.
Các dây đàn đều bằng kim loại nên thanh phát ra trong trẻo, thanh thoát, nghe giống tiếng đàn tranh,  tuy nhiên có khô hơn đàn tranh. Trong những khoảng âm trầm thì loại nhạc cụ này không có bộ phận chặn âm. Vì thế người ta sẽ chỉnh dây của nhạc cụ này theo hệ thống gam nguyên. Còn nếu là loại cải tiến như bây giờ sẽ có dây bổ sung  giữ nhiệm vụ dây nửa âm, có thể chơi được cả những bản nhạc phương Tây có những nốt nửa cung.
Tất cả dây đàn đều nằm trên 2 hàng 2 cầu dây.
Khoảng âm dưới: Tiếng đàn ấm áp, khá vang.
Khoảng âm giữa: Tiếng đàn đầy đặn, trong.
Khoảng âm cao nhất: Tiếng đàn sắc, gọn.
Khi biểu diễn đàn tam thập lục nhạc công dùng 2 que gõ bằng tre có đính phần nỉ ở đầu gõ hơn vào mặt đàn giống như sử dụng ngón tay ở các loại nhạc cụ khác: Ngón rung, ngón vê, ngón bịt, ngón á, đánh chồng âm, hợp âm…hay đôi khi cũng có thể sử dụng tay để gẩy, bốc nhưng dùng que gõ vẫn phổ biến
Đàn tam thập lục – Nhạc cụ dân tộc đặc sắc

3. Ý nghĩa của đàn tam thập lục với văn hóa dân tộc

Đàn Tam thập lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo, cải lương. Đàn đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Việc tham gia vào gia đình nhạc khí Việt Nam của đàn tam thập lục đã làm hệ thống nhạc khí nước ta phong phú hơn, đa dạng hơn. Có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu và phát huy những di sản âm nhạc thế giới. Đối với văn hóa âm nhạc việt nam phát huy và gìn giữ văn hóa dân tộc.

Bạn có thể quan tâm tới bài viết:

admin

Đàn Tỳ Bà “ Nữ Hoàng của các nhạc cụ dân gian”

Previous article

Phân biệt kèn Melodion và kèn Harmonica hợp âm

Next article

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *