Blog

Đàn Tỳ Bà “ Nữ Hoàng của các nhạc cụ dân gian”

Đàn tỳ bà là tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người phương Đông, qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tuỳ theo từng vùng hoặc từng quốc gia.

1. Giới thiệu về Đàn Tỳ Bà

Tỳ bà lần đầu tiên được sổ sách nhắc đến  trong dàn tiểu nhạc dùng ngoài cung đình nhà Trần. Đàn tỳ bà của Việt Nam là dạng rất cổ xưa của đàn PiPa của người  Ba Tư dưới dạng đàn Barbat theo con đường tơ lụa vào Trung Quốc.
Hình ảnh một cây Đàn Tỳ Bà
Đàn tỳ bà có từ thời Trung Hoa cổ đại, theo sổ sách ghi chép là khoảng hơn 2000 năm .
Từ triều đại Tần – Hán cho đến Tùy – Đường, tất cả nhạc cụ gảy dây đều được gọi là Tỳ bà. Do đó trong sổ sách ghi chép có rất nhiều loại hình đàn tì bà trong các triều đại. Có nhiều giả thiết giải thích về nguồn gốc tên Tỳ Bà nhưng theo các nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng tỳ bà có khả năng xuất phát từ chữ barbat trong ngôn ngữ Ba Tư.
Đàn Tỳ Bà có nguồn gốc trên 2000 năm
Đàn Tỳ Bà đã du nhập sang nước Việt từ rất sớm. Bằng chứng là trên tảng đá vuông dùng làm chân cột chùa Phật Tích, Bắc Ninh, có chạm hình đàn Tỳ Bà giữa hai nhạc công. Sau này ở các triều đại nhà trần ,nhà lê được sử dụng khá nhiều trong cung đình.

2. Cấu tạo của Đàn Tỳ Bà

Đàn Tỳ Bà được chế tác bằng gỗ ngô đồng. Mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn.
Thân đàn: Đàn Tỳ Bà không có dọc (cần đàn) riêng biệt mà gắn liền với thân đàn, xưa kia vẫn có phím nhưng là phím giả. Ngày nay đàn Tỳ Bà có gắn 3 phím trên cần đàn và 11 phím gắn trên mặt đàn, ngoài ra còn thêm 2 phím cho 2 dây cao. Các phím đều thấp và gắn liền kề nhau dựa theo thang âm bảy cung chia đều.
Dây đàn: Có 4 dây bằng tơ se nay thay bằng dây nylon.
Bộ phận lên dây: Có 4 trục gỗ để lên dây, ở phía cuối thân đàn có ngựa đàn  bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.
Phím gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng gảy nhựa hay đồi mồi với các ngón tay, ngón hất, ngón vê, đặc biệt khi chơi đàn Tỳ Bà các nghệ nhân sử dụng các ngón tay vẩy đuôi trên dây đàn gọi là ngón phi.
Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 – 100 cm. ở phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím đàn chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau khi đánh.
Đàn Tỳ Bà có bốn dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đô – Fa – Sol – Đô1 hoặc Sol -Đô1 – Rê1 – Sol1
Cấu tạo các bộ phận của một cây Đàn Tỳ Bà

3. Kỹ thuật gảy đàn Tỳ Bà

Kỹ thuật gảy đàn tỳ bà có độ khó khá cao, là một trong những loại nhạc cụ dân gian có sức biểu cảm phong phú nhất, lịch thiệp. Đàn được đặ gần như thẳng đứng với tư thế ngồi.
Kỹ thuật tay phải: Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn có nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng sinh động.
Kỹ thuật tay trái: Kỹ thuật tay trái của đàn tỳ bà có các ngón nhấn, ngón vuốt, ngón mổ, bấm hợp âm, đặc biệt đàn tỳ bà có lối đánh song thanh: 2 đồng âm ở hai dây khác nhau.
Các kỹ thuật ngón đàn chính: Ngón phi, ngón nhấn, ngón vuốt, ngón chụp, ngón mổ, ngón vỗ, và kỹ thuật chồng âm hợp âm.
Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam .
Vì thế, đàn Tỳ Bà thường được sử dụng  để độc tấu các bản nhạc cổ truyền Dân tộc như:  Ban nhạc Tài tử, Phường Bát âm, Dàn nhạc Cung đình Huế, Dàn nhạc Cải lương, gần đây được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu và Dàn nhạc Giao hưởng Dân tộc.
Bạn có thể quan tâm tới bài viết:
Cách chọn sáo chuẩn âm – Các tiêu chí đánh giá một cây sáo trúc chuẩn

admin

Vì sao nên lựa chọn sofa phòng khách cho căn hộ chung cư

Previous article

Đàn tam thập lục – Nhạc cụ dân tộc đặc sắc

Next article

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *