Blog

Đôi điều rất thú vị về đàn thập lục

Đàn thập lục hay còn gọi là đàn tranh không phải chỉ có 16 dây theo đúng tên gọi của nó và nó cũng không phải có nguồn gốc từ Việt Nam như nhiều bạn vẫn nghĩ… đó là đôi điều trong số rất nhiều điều thú vị về loại đàn này nhé!

1. Xuất xứ

Đàn thập lục hay còn gọi là đàn tranh đúng là một nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam nhưng xuất xứ của nó đến từ người láng giềng Trung Hoa. Theo nhiều tư liệu thì đàn tranh được truyền sang nước ta vào khoảng thế kỷ XIII đời nhà Trần.

Trải qua quá trình sử dụng, đàn tranh không còn nguyên bản như bên Tàu nữa mà người Việt đã bản địa hóa nó, tạo ra một phong cách riêng có trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, âm điệu… biến nó thành một nhạc cụ hoàn toàn phù hợp với thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam, mang theo âm điệu và ngôn ngữ của người Việt ta.

2. Cấu tạo, hình dáng

Đàn thập lục có tên như vậy vì ban đầu nó chỉ có 16 dây, thuộc họ đàn dây,, chi gảy. Trước đây dùng trong dân gian nước ta còn có các kiểu 9 dây, 15 dây, 16 dây và nó được làm bằng dây tơ, sau đó thay đổi thành dây cước hay dây đồng và dây thép.

Hiện nay đàn tranh về cơ bản gồm có 4 loại: 16 dây, 17 dây, 19 dây và 36 dây được gắn trên gỗ sơn huyết, gỗ trắc hoặc ngô đồng.

Đàn tranh có hình dáng hộp dài với khung đàn hình thang. Chiều dài khung đàn từ 110 đến 120cm. Đầu lớn rộng khoảng 25 đến 30cm, đầu lớn có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ của đàn rộng khoảng 15 đến 20cm gắn các khóa dây chéo lên mặt đàn (số lượng khóa dây tương đương với số lượng dây đàn).

Mặt đàn làm bằng ván gỗ dày khoảng 0,05cm uốn theo dạng hình vòm.

Ở giữa các khoảng dây có con nhạn hay còn gọi là ngựa đàn nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn như đã nói ở trên có thể làm bằng các loại chất liệu khác nhau như dây tơ, dây đồng… hiện nay chủ yếu làm bằng kim loại như dây đàn guitar.

Móng gãy làm bằng các chất liệu như kim loại, đồi mồi hoặc sừng.

3. Sử dụng đàn thập lục

Khi biểu diễn đàn tranh, người nghệ sỹ thường sử dụng 3 móng gảy đeo vào các ngón tay cái, trỏ, giữa để gãy đàn.

Âm thanh của đàn tranh rất trong trẻo, sáng sủa có thể thể hiện tốt các giai điệu vui tươi, trong sáng, rất thích hợp với những nghệ sỹ mang tính cách khỏe khoắn, tươi vui, trầm hùng.

Đàn tranh có thể hòa tấu, độc tấu hay đệm thơ, thường tham gia các dàn Nhã nhạc Cung đình Huế hay các dàn nhạc dân tộc.

Tóm lại Đàn thập lục là loại nhạc cụ rất hay, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nếu bạn có đam mê chỉ cần kiên trì tập luyện chắc chắn bạn sẽ làm chủ được nó.

Bạn có thể quan tâm tới bài viết:

Các hợp âm cơ bản của guitar

Bí quyết giúp bạn chọn đàn Mandolin và hướng dẫn cách chơi

admin

Những điều cần biết khi đi phượt núi Bà Đen

Previous article

Tới Tam Đảo đừng nên bỏ lỡ Quán gió Tam Đảo

Next article

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *